Chọn trang

Nhận dạng và chuyển đổi bảng mã font chữ Tiếng Việt Online nhanh nhất

VIETUNI [V1.618] – Nhập
liệu và xử lí văn bản tiếng Việt qua mạng

Kiểu TELEX   Kiểm tra chính tả và tự động sửa lại từ tiếng Anh bị
lỗi
Kiểu VNI
Kiểu VIQR
Kiểu Loạn
Tắt bộ gõ
 Mã đang dùng: 
 
Chú giải:

  • TELEX, VNI, VIQR: các cách gõ chữ Việt thông dụng
    Kiểu
    Loạn
    : Tiện đâu gõ đấy, TELEX, VNI hay VIQR
  • Kiểm tra chính tả và tự động sửa lại từ tiếng Anh bị lỗi :
    khi gõ chữ Việt theo cách TELEX các phím như [w], [s]… được coi là các
    phím điều khiển, một từ tiếng Anh như “cosmos” hiểu theo TELEX sẽ thành
    “cómó”. Cách gõ lặp: “cossmoss” để viết những từ tiếng nước ngoài như
    vậy lại thường bị quên. Bật tính năng này VietUni sẽ tự kiểm tra lỗi
    chính tả tiếng Việt cơ bản để khẳng định từ đang được đưa vào có phải từ
    Việt không, nếu vi phạm như “cómó” (không có trong tiếng Việt) thì nó sẽ
    tự sửa lại thành “cosmos” như nguyên gốc.
  • Mã đang dùng: kĩ thuật số không hiểu các chữ cái như chúng ta
    hiểu, mỗi chữ cái được xử lí thông qua một con số nhất định. Bảng mã là
    một bảng qui định tương ứng giữa các chữ cái của một ngôn ngữ với các
    số. Biết được bảng mã (qui định) nào đang được dùng là một điều kiện cần
    để xử lí văn bản một cách có ý nghĩa.
  • [Đổi sang]: đổi sang dùng một bảng mã khác cho văn bản để phù
    hợp với yêu cầu và môi trường xử lý cụ thể: chọn bảng mã cần dùng ở ô
    chọn bên phải và nhấn [Đổi sang] (Nếu copy từ nơi khác về thì trước tiên
    nhấn [Nhận dạng mã]).
  • [Nhận dạng mã]: Nếu bạn copy từ đâu đó trong mạng một văn bản
    Việt mà không đọc được và không rõ nó dùng bảng mã nào thì nhấn nút này,
    VietUni sẽ phân tích và nhận dạng giúp bạn. Bộ gõ sau đó sẽ cho phép bạn
    nhập liệu trực tiếp bổ xung vào văn bản dùng cùng bảng mã đó.
  • [To UNICODE]: Nút chuyển đổi nhanh: bất kể bài được copy về
    thuộc dạng nào, VietUni tự động nhận dạng mã của bài viết và chuyển luôn
    sang dạng dùng UNICODE.
  • [Preview]: Nếu bạn soạn thảo văn bản HTML hoặc có dùng HTML
    để định dạng thì có thể nhấn nút này để xem thử trước kết quả.
  • [Nhớ vào file]: Ghi bài viết vào đĩa cứng. Nếu văn bản của
    bạn dùng unicode, nhớ chuyển thành dạng UTF-8 hoặc &#Unicode; trước
    khi nhớ vào file, nếu không VietUni sẽ dùng 16bit-unicode, hiện tại dạng
    file này còn nhiều vấn đề, chưa nên dùng.
  • [Soát dấu]: Nếu bạn quên chưa bật bộ gõ chữ Việt mà đã đánh
    gần xong bài rồi mới nhận ra (nhiều người sợ hại mắt nên hay nhìn bàn
    phím chứ không nhìn màn hình khi gõ) thì bạn cũng không cần xoá đi viết
    lại, chỉ cần chọn kiểu gõ bạn đã dùng rồi nhấn soát dấu và tất cả lại ổn
    thoả.
  • [Sửa lại dấu]: Khi unicode chưa phổ biến, kiểu viết chữ Việt
    đại khái: VIQR rất thông dụng trên mạng. Nguyên gốc VIQR dùng bộ mã 7bit
    để diễn đạt chữ quốc ngữ, nhiều người tiếp tục phát huy tính tự do và
    sáng tạo của nó và “8bit-VIQR” ra đời, một kiểu chữ Việt “quan trọng là
    hiểu được” nữa. Khi chuyển những bài viết theo lối này sang unicode các
    converter thường gặp vấn đề, kết quả có thể như sau:

    Lay lá(t … lá(t lay ná(ng bỏ vê` cuôí ch.ơ
    Qúang
    qùa(ng chiêù cuôí nh.ac đi hoang
        – Thơ Jazzygirl –
    🙂
    Nhấn nút [Sửa lại dấu] để có bản tiếng Việt hoàn chỉnh hơn sau
    khi chuyển đổi.
  • [Chính tả]: Lỗi chính tả trong tiếng Việt rất có tính hệ
    thống, liên quan đến đặc điểm phát âm của từng vùng, chẳng hạn người bắc
    hay nhầm giữa ‘tr’ và ‘ch’, ‘x’ và ‘s’, ‘d’ và ‘gi’ và ‘r’; người nam
    đánh dấu ‘?’ và ‘~’ sai, ‘n’ và ‘ng’ hay ‘c’ và ‘t’ ở cuối từ .v.v. Nhấn
    nút này để soát lại bài và sửa những lỗi hay mắc phải kiểu như vậy. Đây
    là một công cụ có khả năng (và còn chờ) tiến bộ trong tương lai (kho dữ
    liệu về các lỗi còn rất nhỏ).
  • [Tìm & sửa]: một lạm dụng của công cụ [Chinhs tả], bạn có
    thể tìm một từ nhất định và thay thế nó bằng một từ mới trong toàn bộ
    văn bản.
  • [Xoá]: Xoá bài và phục hồi trạng thái mặc định của khung công
    cụ (reset form).