Chọn trang

Chào bạn tôi là Vũ Ngọc Thọ, tôi là một người sinh ra ở miền núi nhưng có một niềm yêu thích công nghệ vô hạn. Ngoài ra tôi còn rất muốn nghiên cứu về tâm lý và hành vi con người chính vì vậy nên Marketing là một môn tôi chọn để ứng dụng cả 2 lĩnh vực này. Nói nghe chẳng liên quan đến nhạc sóng não cả phải không? Tôi muốn nói với bạn điều này: Trong bất kỳ công việc nào cũng cần một sự tập trung. Tập trung không làm cho chúng ta giỏi hơn nhưng giúp cho việc chúng ta dồn toàn bộ năng lượng vào một việc để tạo hiệu quả hơn trong công việc. Tôi đã tìm tòi để để có nhiều cách tập trung hơn, và tôi biết đến phương pháp nghe nhạc để tạo tập trung mặc dù vậy tôi cũng không được tập trung hơn nhiều lắm. Cho đến khi tôi biết được những bí mật này. vậy Nghe nhạc sóng não như thế nào để có thể tập trung cao độ?

Nghe nhạc sóng não đúng cách giúp tập trung cao độ

Nghe nhạc sóng não đúng cách giúp tập trung cao độ

Bạn có thể tìm thấy rất nhiều những bản nhạc được nói rằng giúp cho tập trung nhiều hơn ở trên Internet như Youtube chẳng hạn! Nếu bạn đã từng biết rằng youtube có thể dùng để kiếm tiền thì những ngừoi kiếm tiền họ cũng biết được người ta đang tìm đến âm nhạc để giúp cho bạn có khả năng tập trung hơn chính vì vậy chưa chắc bạn đã nghe được những bản nhạc chất lượng thực sự và nó có giúp cho bạn nhiều không

Hơn thế nữa còn phải nghe đúng cách! Tôi có một tin buồn và một tin vui dành cho bạn.
Tin buồn là: nếu bạn nghe bằng loa của máy tính, điện thoaị hay các loại loa thông thường thì tác dụng rất ít gần như bằng không!

Còn tin vui là: Bạn chỉ cần dùng những headphone (tai nghe) thông thường để nghe là đã phát huy tác dụng rồi! Tại sao lại như vậy?

Bởi vì khi nghe bằng headphone âm thanh của hai bên tai sẽ có tần số khác nhau và nó giao thoa khi tai bạn cảm nhận, đúng hơn là não của bạn cảm nhận. Tôi xin lưu ý cách nghe này là con dao hai lưỡi bởi vì có rất nhiều bản nhạc được coi là ma tuý, nó có thể tạo ra những cảm giác giống như dùng ma tuý vậy. Hãy cẩn thận khi chọn nhạc bạn nhé!

Vậy nguyên lý cơ bản là như nào? Và nghe nhạc nào thì thực sự hiệu quả nhất?
Đầu tiên cần phải biết đến các loại sóng não là loại nào? Các bước sóng ở tần số thấp được đo bởi điện Não đồ thì có 8 loại tất cả
Berger là người đầu tiên mô tả các tần số Delta, Theta, AlphaBeta.

5 loại sóng não phổ biến được biết đến ở thời điểm hiện tại

  1. Gamma, 30-50 Hz
  2. Beta, 14-30 Hz
  3. Alpha, 8-14 Hz
  4. Theta, 4-8 Hz
  5. Delta, 0,1-4 Hz
    Ngoài ra, ba dạng sóng hơn nữa (thường được mô tả trong các nghiên cứu điện não đồ):
  6. Mu, 8-12 Hz
  7. Sigma 12-14 Hz
  8. SMR 12,5-15,5 Hz
Biểu đồ cảu các nhạc sóng não phổ biến

Biểu đồ cảu các nhạc sóng não phổ biến

Tác dụng của các loại nhạc sóng não lên não bộ con người:

  • Gamma Trên 27 Hz Khi não bạn ở điều kiện tuyệt nhất, trong suốt thời gian kích hoạt
  • Beta 12 Hz – 38 Hz Tỉnh táo. Đây là trạng thái tinh thần của hầu hết mọi người trong ngày. Thông thường có ở những người trên 15 tuổi.
  • Alpha 8 Hz – 12 Hz Thức nhưng thư giãn. Bạn ở trong trạng thái này khi thức dậy vào buổi sáng và trước khi đi ngủ. Khi bạn nhắm mắt lại thì não sẽ bắt đầu sản sinh ra sóng alpha. Sóng Alpha luôn là mục tiêu nhắm đến của những thiền nhân. Vì sóng alpha giúp cho tinh thần ở trạng thái dễ tiếp thu và lĩnh hội nhất, bạn có thể dùng nó để tự thôi miên hoặc tái lập trình lại bản thân một cách hiệu quả nhất hoặc còn nhiều hơn thế nữa. Thông thường có ở trẻ em từ 5-15 tuổi.
  • Theta 3 Hz – 8 Hz Giấc ngủ nhẹ và hoàn toàn thư giãn. Theta cũng có thể được dùng cho thôi miên hoặc tự lập trình bản thân. Theta thuộc về trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Delta 0.2 Hz – 3 Hz Ngủ sâu và không mơ. Delta là mức sóng thấp nhất của não. Khi phần lớn sóng não là delta, cơ thể sẽ tự điều trị và cài đặt lại đồng hồ sinh học bên trong. Bạn không thể mơ trong trạng thái này và sẽ như hoàn toàn ở trạng thái bất tỉnh.

Với các loại sóng não MU, SigmaSMR chưa có thống kê cụ thể

Với âm thanh ở tần số thấp này thì tai của chúng ta gần như không cảm nhận thấy được, chính vì vậy mà cần phải giao thoa hai âm thanh có tần số khác nhau ở hai tai để tạo ra được các bước sóng này. và chúng ta buộc phải nghe bằng phương pháp “Binaural beats” (Nghe bằng cả hai tai) chỉ có như vậy thì các tín hiệu ngầm mới có thể phát huy hết tác dụng của chúng.

Đầu tiên tôi muốn bạn nghe thử bản nhạc sau lần lượt bằng 2 cách: Lần 1 bạn nghe bằng loa bình thường, lần 2 nghe bằng Headphone và nhắm mắt nhé:

Bạn cảm thấy thế nào? trải nghiệm hoàn toàn khác chứ?

Câu hỏi đặt ra là bạn đã nghe nhạc sóng não đúng cách chưa? Với cách nghe và sử dụng thông thường thì âm thanh đã tạo ra rất nhiều cảm xúc tốt (Cũng như xấu) vậy liệu âm thanh có thể tác động mạnh đến cơ thể của chúng ta không? Câu trả lời là có nhưng không phải là ngay lập tức mà nó cần thời gian!

Bạn sẽ tìm được rất nhiều clip âm thanh với các tên nghe mỹ miều như: Nhạc tập trung, học tập, nghiên cứu… tôi không biết chính xác bản nào là tập trung thực sự nhưng tôi đã trải nghiệm và tôi thấy một bài dưới đây làm tôi tập trung thực sự.

Cách nghe nhạc này như thế nào?

Có một điều rất thú vị khi tôi hướng dẫn cho nhiều người thì tôi nhận ra rằng con người ta rất khó làm theo hướng dẫn của người khác thậm chí họ còn có xu hướng hướng dẫn lại người hướng dẫn theo cách mà họ vẫn làm. Bạn biết đấy: “Làm theo cách cũ mà mong một kết quả mới thì người người ta gọi là điên” câu này không phải của tôi. Vậy bạn thử làm đúng hướng dẫn một lần nhé

Bạn cần biết đến những khẳng định sau, hãy ghi chú lại (những lần đầu bạn sẽ không tin rằng nó có tác dụng) Nhưng bạn cứ làm đi hãy tự khẳng đinh với bản thân và tiềm thức của mình

  • Học tập, nghiên cứu là thoải mái và thú vị
  • Tôi có sức mạnh và khả năng để học hỏi và hiểu biết bất kỳ điều gì
  • Nỗ lực học hỏi của tôi mở cho tôi cánh cửa tương lai
  • Tôi là một học trò thành công và sáng giá
  • Tôi thông minh và có khả năng học hỏi mọi thông tin một cách dễ dàng
  • Tôi nỗ lực trong học tập và điểm số chỉ phản ánh kết quả của nỗ lực ấy

Hãy viết ra những khẳng định (Bạn cũng có thể gọi là tuyên bố) như vậy dán lên những nơi bạn thường nhìn thấy. Với mục tiêu để tăng niềm tin của bạn với chính mình. Đó chính là sự tự tin. (Bạn tham khảo tờ tuyên bố về sự tập trung của tôi)

Tôi muốn nói với bạn rằng Nếu chính bạn còn không tin là mình làm được thì chẳng ai có thể tin bạn được.

Có một sự thật là: Chỉ có một mình bạn không tin rằng bạn làm được còn tôi và nhiều người khác tin rằng bạn làm được

Bây giờ hãy bắt đầu tập trung nhé nghe bản nhạc này 5 phút, sau đó bắt đầu đọc 1 quyển sách (Sách giấy nhé)

Lưu ý quang trọng:

Và hiệu quả đã thật sự đến đối với những ai sử dụng đúng âm nhạc để phục vụ cho mục đích học tập của mình. Thế nào là sử dụng đúng? Đây là vài gợi ý căn bản về sử dụng hiệu quả âm nhạc trong học tập:

  1. Không nghe bản nhạc này trước khi lái xe 30 phút và tuyệt đối KHÔNG nghe khi đang di chuyển
  2. Bản nhạc này lúc đầu sẽ khá là khó nghe… nhưng cứ làm bạn nhé 😉
  3. Sử dụng nhạc có nhịp từ 8 – 13 Hz mỗi giây, tương tự như tần số sóng alpha của não.
  4. Khi cần tập trung sâu để nghiên cứu, học thuộc nên sử dụng những loại nhạc có nhịp từ 4 – 7 Hz mỗi giây để kích thích tần số sóng não Theta hoạt động.
  5. Nguyên tắc quan trọng: Tuyệt đối không phán xét khi nghe. Và tuyệt đối không quá kỳ vọng vào âm nhạc như một phép màu có thể tạo ra hiệu quả tức thời cho việc học sáng tạo hoặc học tập trung.Hiệu quả chỉ đến với những người sử dụng nó như nhạc nền, tức là bật nhỏ đủ nghe, rồi tập trung vào việc học mà không tập trung vào âm nhạc.Nếu thấy mình đang bị tập trung vào âm nhạc thì cần bật nhạc nhỏ hơn nữa. Nếu đặt sự kỳ vọng cao cũng thì sẽ dẫn đến tư duy phán xét liên tục xảy ra trong đầu, dẫn đến thay vì học, người ta chạy theo việc đặt câu hỏi, khiến não chuyển sang tần số sóng Beta, cảm giác ức chế sẽ đến theo sóng beta chứ không thể đưa não về trạng thái alpha được.

Hãy lưu hình ảnh phía dưới vào điện thoại để đọc và khẳng định với chính bản thân mình mỗi khi bạn rèn luyện sự tập trung

Focus

Facebook Comments